Heo khỏe mạnh phát triển bình thường. Không có bệnh tật gì và trọng lượng cơ thể phải ≥ 7 kg thì mới có thể tiến hành cai sữa. Ngoài ra, để quyết định có cai sữa cho heo hay không ta còn cần căn cứ vào lượng thức ăn tập ăn heo thu nhận được/ngày. Nghĩa là chỉ nên cai sữa khi heo có thể ăn được lượng thức ăn đủ nhiều để đảm bảo cho sự phát triển của heo. Như vậy, điều kiện cai sữa tốt nhất cho heo là khi có thể đáp ứng được đầy đủ các yếu tố trên. Tuy nhiên trong thực tế chăn nuôi heo công nghiệp, đôi khi người ta không thể đợi được đến khi có đầy đủ mọi điều kiện mới tiến hành cai sữa cho heo. Bởi vì người ta còn phải tính toán sao cho kinh tế nhất.
Hướng dẫn cách cai sữa cho heo con
1. Cần chuẩn bị những gì trước khi cai sữa?
a. Đầu tiên là việc chọn thời gian cai sữa cho heo
Thời gian cai sữa phải phù hợp với đặc điểm sinh lý của heo con. Chính là lúc heo con đã có khả năng tự sống độc lập một mình mà không cần đến sự bảo vệ và che chở của mẹ nó.
Hiện nay trên thế giới đang có hai luồng ý kiến chủ đạo. Một số quan điểm cho rằng, nên cai sữa khi heo được 28 ngày tuổi. Còn một số ý kiến lại cho rằng nên cai sữa cho heo lúc 21 ngày tuổi. Mỗi ý kiến đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng như sau:
Trong thực tế, tùy thuộc mục đích chăn nuôi của mỗi trại (trại heo giống hay trại heo thịt). Độ đồng đều của đàn heo con. Cũng như khả năng nuôi con của heo nái. Mà người ta có những lựa chọn tuổi cai sữa cho heo khác nhau. Cho phù hợp với điều kiện thực tế tại trại.Ở nước ta và nhiều nơi trên thế giới, đa phần các trại heo công nghiệp nuôi lấy thịt đều cai sữa cho heo lúc 21 ngày tuổi.
b. Chuẩn bị chuồng cho heo cai sữa
Công việc chuẩn bị chuồng nuôi heo cai sữa nên được tiến hành trước ngày cai sữa 2-3 ngày cho khô ráo sạch sẽ. Trước tiên ta sẽ lau dọn vệ sinh sạch sẽ → phun sát trùng toàn bộ ô chuồng. Sau đó là chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như máng ăn, máng uống, dụng cụ vệ sinh, đường nước…
Khu vực úm chuẩn bị cho heo thường bố trí ở góc tường cho vững chãi và kín gió. Bên dưới là ván lót bằng gỗ hoặc tấm lót bằng polyme. Xung quanh có thể quây bằng các tấm tôn hoặc gỗ. Bên trên là bóng điện sưởi (tốt nhất nên là bóng đèn hồng ngoại). Nhiệt độ của ô úm cần phải luôn luôn đảm bảo hợp lý. Vì nó là điều kiện rất quan trọng để heo con phát triển. Một tuần đầu sau ngày cai sữa cần đảm bảo duy trì nhiệt độ khoảng 31-33oC. Sau đó nhiệt độ tối ưu là 28-32oC.
c. Chuẩn bị cho heo mẹ
Giảm ăn cho heo mẹ dần dần trong 3 ngày trước khi tách nó khỏi đàn con. Ngày đầu tiên giảm còn 75% so với khẩu phần ăn bình thường. Ngày thứ hai còn 50% và ngày tách khỏi heo con thì không cho nó ăn.
Việc giảm ăn cho heo mẹ nhằm tạo stress cho cả heo mẹ và heo con với 1 số mục đích như sau:
Giúp heo mẹ nhanh động dục trở lại → tăng số lứa đẻ/nái/năm.
Giảm lượng sữa tiết ra → giúp heo con là quen dần.
Đồng thời khi giảm lượng sữa tiết ra → giúp cho heo nái tránh các bệnh như sốt sữa, viêm vú…
Đối với nhiều trang trại chăn nuôi heo công nghiệp. Trước khi chuyển heo con xuống chuồng cai sữa 1 tuần thì người ta sẽ tách con mẹ đi chỗ khác. Nhằm giúp heo con thích nghi dần với việc tự lập không có mẹ.
d. Chuẩn bị cho heo con
Đối với những trang trại chăn nuôi quy mô nông hộ. Đa phần trước ngày cai sữa người ta sẽ điều chỉnh để giảm dần việc heo con có thể bú mẹ. Chặn lối đi ra khu vui chơi của heo con theo cường độ tăng dần.
Trong trường hợp ghép heo để cai sữa ta cần lưu ý về độ đồng đều của heo. Nghĩa là những heo cai sữa cùng một thời điểm thì không nên có sự chênh lệch quá nhiều về thể trạng, độ tuổi. Cụ thể theo kinh nghiệm thực tế thì không nên chênh lệch nhau quá 7 ngày.
2. Quá trình cai sữa và những lưu ý không nên bỏ qua
Công việc đầu tiên của việc cai sữa chính là chuyển heo . Tưởng chừng như đơn giản ít ai lưu ý nhưng lại là khâu vô cùng quan trọng trong quá trình cai sữa. Chuyển heo tốt nhất phải làm sao tránh tối đa những stress không cần thiết tác động lên heo con. Muốn vậy, đầu tiên ta nên chuyển vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối. Khi bắt và thả heo nên nhẹ nhàng, từ tốn. Không được mạnh tay.
Ngoài ra, ta cần hỗ trợ heo để nâng sức đề kháng cũng như phòng các bệnh kế phát bằng các loại thuốc hỗ trợ như sau:
- Điện giải: pha sẵn nước điện giải để khi heo chuyển đến có uống → tránh stress.
- Kháng sinh phòng kế phát: Thông thường ta hay dùng các loại kháng sinh hoạt phổ rộng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào dịch tễ của mỗi trại mà ta có sự lựa chọn cho chính xác.
Bên cạnh các thuốc hỗ trợ như điện giải hay kháng sinh phòng thì vaccine cũng là 1 chủ đề đang gây nhiều tranh cãi trong giai đoạn này. Nhiều ý kiến cho rằng không nên tiêm bất kỳ vaccine nào trước và sau ngày cai sữa 3 ngày. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều trại vẫn tiêm 1 mũi vaccine suyễn lần 2 vào 21 ngày tuổi???.
3. Heo con sau cai sữa phải như thế nào mới đạt yêu cầu ?
Tùy thuộc vào điều kiện của từng khu vực, từng trại. Đặc biệt là từng giống khác nhau mà ta có những kết quả đạt yêu cầu khác nhau. Dưới đây là một vài thông số phổ biến tại các trại chăn nuôi heo công nghiệp.
- Tỷ lệ chết: 2 - 4%.
- FCR ≤ 1.4
- Trọng lượng cai sữa = 7.0 kg.
- Trọng lượng lúc 63 ngày = 23kg.
- Tỷ lệ heo con mắc bệnh thấp: Heo con sau khi kết thúc nuôi ở giai đoạn này thì không mắc các bệnh tật. Hoặc nếu có mắc bệnh thì chỉ ở tỷ lệ thấp (< 5%), với các bệnh về ký sinh trùng hoặc là các bệnh truyền nhiễm. Đồng thời heo con có khả năng đề kháng cao và khả năng thích nghi tốt trong điều kiện sống mới.
Như vậy, để có được kết quả chăn nuôi tốt nhất ở giai đoạn cai sữa. Ta không những chỉ cần có sự chuẩn bị đầy đủ, chu đáo. Mà ngay cả trong và sau khi cai sữa ta cũng cần phải nắm được những kỹ thuật cơ bản để chăm sóc heo đạt hiệu quả cao nhất.
Tuy nhiên, ngoài kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc cơ bản ra thì kết quả trong giai đoạn này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau . Cho nên trong thực tế chăn nuôi, ngoài những điều vừa nên trên. Ta cần linh hoạt, nhạy bén trong từng trường hợp, từng trại cụ thể. Sao cho heo con tăng trưởng được tối đa, từ đó nâng cao năng suất chăn nuôi cũng như nâng cao lợi nhuận cho toàn trại.
Hi vọng những kiến thức ở bài viết trên đây sẽ giúp bà con cai sữa cho heo con thành công.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét