Từ trước đến nay đa phần mọi người đều nghĩ chỉ đánh răng thôi là đã vệ sinh sạch sẽ rồi. Thế nhưng còn những mảng bám trong kẽ răng. Mà bàn chải đánh răng không thể với tới hay quét ra được thì sẽ như thế nào ? Từ đó dẫn đến việc dùng tăm thường xuyên. Điều mà họ không biết chính là dùng tăm chỉ tăng khả năng thức ăn bị mắc kẹt vào răng. Chữa trị được tạm thời, không được lâu dài. Nha khoa Răng Xinh xin giới thiệu cách làm sạch răng hiệu quả với chỉ nha khoa. Đặc biệt còn cực kỳ phù hợp cho các bạn đang trong quá trình niềng răng. Cùng theo dõi bài viết sau để hiểu rõ hơn về chỉ nha khoa. Cũng như tác dụng của chỉ nha khoa là gì nhé.
Chỉ nha khoa là gì ?
Chỉ nha khoa còn được gọi là chỉ tơ, nó là một loại vật dụng chuyên dùng cho nha khoa. Nó ở dạng sợi, thanh mảnh nên dễ dàng lấy đi tất cả mảng bám và thức ăn thừa. Do có đường kính gần như sợi chỉ nhưng dẻo dai. Nên không làm tổn thương đến nướu răng.
Có 2 loại chính là ở dạng sợi dài cuộn trong hộp và dạng tăm được cố định trên một cung như cung tên nhỏ. Tùy theo nhu cầu của người sử dụng. Mà bạn có thể chọn chỉ nha khoa ở kích thước khác nhau. Ngoài ra chỉ tơ còn có các chất như stannous flouride, chất kháng vi sinh vật, sodium fluoride,… Bạn có thể dễ dàng mua ở các hiệu thuốc hay siêu thị.
Chỉ nha khoa
Tác dụng của chỉ nha khoa
- Ngừa chứng hôi miệng: loại sạch thức ăn tích đọng, ngăn vi khuẩn trao đổi chất gây hôi miệng
- Ngăn ngừa sâu răng: loại sạch “thức ăn dự trữ” của vi khuẩn, chặn sự phát triển của vi khuẩn gây sâu răng
- Tránh tổn thương cho lợi: dùng tăm có thể chạm vào và tổn thương đến lợi, làm cho răng thưa đi và dễ tích tụ thức ăn hơn.
- Đẩy lùi bệnh viêm nướu: Bệnh này là giai đoạn đầu tiên của bệnh viêm nha chu, việc loại bỏ thức ăn bám trên răng. Giúp giảm bớt khả năng tạo vi khuẩn gây ra viêm nha chu
- Giảm việc hình thành cao răng: Mảng bám và thức ăn thừa bị vôi hóa bởi nước bọt nên hình thành cao răng. Kết hợp việc đánh răng và dùng chỉ nha khoa giúp làm chậm sự tích tụ của cao răng.
- Giảm được những bệnh về tim, bệnh tiểu đường và bệnh về hô hấp: những loại vi khuẩn làm hại cho răng cũng gây hại cho các phần còn lại của cơ thể. Vì thế, Bộ Y tế khuyến cáo mọi người nên sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ các vi khuẩn nguy hiểm. Nhằm loại bỏ các nguy cơ gây bệnh nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng.
Cách sử dụng chỉ nha khoa
- Bước 1: Bạn hãy lấy một đoạt chỉ khoảng 45cm. Sau đó dùng 2 ngón tay để cuộn 2 đầu chỉ lại.
- Bước 2: Nhẹ nhàng đưa chỉ vào giữa kẽ răng, dùng ngón cái và ngón trỏ để giữ chỉ. Đẩy nhẹ nhàng lên xuống để loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa.
- Bước 3: Uốn sợi chỉ nhẹ nhàng vòng theo chân răng. Hãy chắc chắn rằng chỉ đưa chỉ xuống dưới đường viền nướu. Không đè mạnh lên chỉ vì có thể làm tổn thương và làm nướu chảy máu.
- Bước 4: Lần lượt di chuyển đến các kẽ răng khác, bạn nên dùng những đoạn chỉ sạch.
- Bước 5: Cuối cùng bạn lấy chỉ ra bằng cách dùng chuyển động lên xuống để nâng sợi chỉ lên.
>>>> Tham khảo thêm : TOP 5 nha khoa tại Vinh uy tín giá rẻ nhất hiện nay
Những điều không nên làm khi dùng chỉ nha khoa
- Dùng quá tiết kiệm: Nhiều người tiết kiệm chỉ sử dụng một đoạn chỉ ngắn và dùng chung cho tất cả kẽ răng. Điều này không những không làm sạch được các vụn bám trong kẽ răng. Mà còn vô tình gây ra tình trạng hôi miệng.
- Dùng mạnh tay: Không nên quá mạnh tay gây chảy máu. Những người có kẽ răng thưa không đúng cách sẽ rất dễ làm sợi chỉ cắt vào nướu làm chảy máu và gây tổn thương cho mô mềm.
- Chọn chỉ không phù hợp với răng: Chọn những loại chỉ mềm mịn để sử dụng và tránh những loại tạo ra tiếng động khi sợi chỉ cọ xát trên răng.
- Không dùng cho trẻ em: Trẻ em từ 5-6 tuổi có thể sử dụng chỉ nha khoa. Đây là phương pháp tốt để tránh các bệnh về răng ở trẻ em cũng như là để tạo thói quen cho sau này.
Đánh răng đương nhiên là một quá trình quan trọng và không thể bỏ qua dù cho có dùng chỉ nha khoa. Bởi vì 70% diện tích vùng má và lưỡi là nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất. Cho nên chúng ta phải áp dụng tất cả các bước từ đánh răng, chải lưỡi và dùng chỉ nha khoa. Để đạt được kết quả tốt nhất.
Hi vọng với những chia sẻ của Nha khoa Răng Xinh ở bài viết trên đây. Bạn sẽ bảo vệ tốt hơn sức khỏe răng miệng của mình nhé.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét