Cách đây 20 năm, loa array còn khá xa lạ ngay ở cả châu Âu, Mỹ. Ngày nay, hai hàng loa Array treo dọc hai bên sân khấu đã khá phổ biến trong các hội trường, các sự kiện ngoài trời. Vậy loa Array là gì? Dùng công nghệ ra sao? Có những ưu và nhược điểm gì ? Được sử dụng trong trường hợp nào? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về sản phẩm này nhé.
Hệ thống loa array trước đây
Với hệ thống loa khối chúng ta thường dùng các loại loa thùng toàn dải và nếu muốn công suất lớn hơn ta phải sắp xếp nhiều thùng chung với nhau theo các nguyên tắc sau:
1/ Để hiệu quả nhất nên xếp các thùng theo chồng cao không nên xếp loa nằm ngang. Các dạng loa khối vì xếp thành khối lớn và thấp nên khi hoạt động sẽ bị cản bởi lượng khán giả hoặc ghế ngồi và các khán giả ở gần khối loa sẽ chịu ảnh hưởng lớn do khối loa tạo ra.
1/ Để hiệu quả nhất nên xếp các thùng theo chồng cao không nên xếp loa nằm ngang. Các dạng loa khối vì xếp thành khối lớn và thấp nên khi hoạt động sẽ bị cản bởi lượng khán giả hoặc ghế ngồi và các khán giả ở gần khối loa sẽ chịu ảnh hưởng lớn do khối loa tạo ra.
2/ Các họng loa nên ghép chung với nhau (theo hàng dọc) để được cộng hưởng thêm 3db nữa.
3/ Để tránh trường hợp sắp xếp loa nhiều quá các hãng đã tạo ra loa Hornload (nhiều loa được xếp trong một thùng) và để tăng hiệu quả các loa. Tại sao lại như vậy ? Vì khi chúng được thiết kế trong họng loa, âm thanh sẽ được định hướng hẹp, nên sẽ đi xa hơn rất nhiều so với bình thường. Kết hợp các nguyên tắc trên lại với nhau là điều rất phổ biến trong thời kỳ từ 1975 đến 1995 (đến nay vẫn còn). Tuy nhiên, các thùng loa lại tương đối cao nên cột loa cũng rất cao và rất lớn trước sân khấu.
Tại sao loa array được sử dụng nhiều trong hệ thống âm thanh biểu diễn ?
Trước hết, chúng ta nên biết rằng công suất loa không quyết định chuyện lớn nhỏ mà là độ nhạy của loa mới là vấn đề quyết định. Thứ hai, màng loa lớn hay nhỏ không quyết định chuyện lớn nhỏ mà chỉ quyết định được giải tần cao hay thấp; loa có màng lớn sẽ cho tiếng trầm sâu hơn loa màng nhỏ hơn. Và hầu hết loa Line Array đều dùng kỹ thuật nén, các khoang chứa loa có thể tích nhỏ. Chính vì thế, loa Array cần có những loại loa có hiệu suất hoạt động rất cao, có màng từ 6”, 8”, 10” và 12” nhưng phải có độ nhạy cao, củ loa phải là NEO (nam châm loại mới, nhỏ nhưng mạnh).
Cấu tạo vỏ thùng loa Array
Cấu tạo vỏ thùng loa Array tương đối khác với các dòng loa thông thường khác. Thùng loa được làm bằng chất liệu gỗ MDF, sử dụng công nghệ cao trong sản xuất thùng loa, cấu tạo với phương nằm ngang cho góc phủ âm thanh rộng và phóng đi được xa.
Cấu tạo Bass, Treble, Mid của Loa Array
Bass loa được sản xuất trên công nghệ cao trong sản xuất âm thanh, sử dụng công nghệ NEOMIDIUM, cho độ nhạy loa ở biên độ lớn mang đến hiệu xuất phóng xa hơn. Treble loa cũng sử dụng công nghệ NEOMIDIUM cho âm thanh bay bổng sử dụng cho số lượng người lớn lên đến hàng nghìn người
Hệ thống loa array liệu có phải là giải pháp cho thời đại 4.0 ?
Ưu điểm của hệ thống loa array
Với thiết kế các thùng loa được thiết kế lại nằm ngang thay vì thẳng đứng, vì thế dù cột loa có sắp chồng 4 loa với nhau cũng chỉ cao chừng 1m (thay vì 10-15m như trước đây). Các họng loa treble được thiết kế lại với góc phóng ngang lớn 70-105 độ, góc dọc lại rất hẹp chỉ từ 0~15 độ tùy theo cách sắp xếp góc của các loa, âm thanh sẽ phóng xa hơn mà không bị va đập lẫn nhau,…và không tuân theo quy tắc nghịch đảo bình phương – khoảng cách tăng gấp đôi mất 6 dB, còn với dòng Array chỉ mất 2~3 db.
Khác với các khối loa được dựng đứng loa array còn được thiết kế với các độ chỉnh góc trên thân loa tạo ra các góc phủ cho hướng âm thanh và cho hiệu quả âm thanh đều ngay cả ở tận cuối hội trường cũng có thể hưởng đầy đủ giải âm và người ngồi đầu không có cảm giác chói và khó chịu.
Tạo nguồn âm từ 1 điểm
Khi mà nguồn âm được phát ra từ một điểm thì âm thanh được phát ra các hướng theo hình cầu, hay một phần của hình cầu. Theo các công thức toán học thì phần diện tích âm thanh phát ra A sẽ tăng lên 4 lần khi tăng gấp đôi khoảng cách bán kính. Từ đó cũng rút ra được áp suất âm thanh sẽ giảm với một hệ số, bởi vì năng lượng âm thanh phải chia ra một diện tích gấp 4 lần và như thế mật độ năng lượng sẽ giản ¼ và như thế áp suất âm thanh sẽ giảm xuống 6dB.
Tạo nguồn âm từ 1 trục dài ( Loa Array)
Khi nguồn âm được xác định như một trục dài, thì âm thanh được phát ra theo một hình trụ. Ở trường hợp này diện tích âm thanh phát ra chỉ tăng lên gấp 2 lần khi tăng gấp đôi khoảng cách. Vì vậy áp suất âm thanh ở trường hợp này chỉ giản 3dB khi gấp đôi khoảng cách đến nguồn âm.
Loa Array có thể lắp đặt theo 2 cách khác nhau là đặt trên mặt sàn sân khấu như các hệ thống loa thông thường hoặc treo lên cao. Việc treo lên cao là thế mạnh của loa Array khi làm việc ở các sân khấu lớn hay sân khấu ngoài trời.
Loa Array có thể lắp đặt theo 2 cách khác nhau là đặt trên mặt sàn sân khấu như các hệ thống loa thông thường hoặc treo lên cao. Việc treo lên cao là thế mạnh của loa Array khi làm việc ở các sân khấu lớn hay sân khấu ngoài trời.
Trên đây là những chia sẻ của Lâm An Audio trong hệ thống âm thanh biểu diễn. Hi vọng nó sẽ giúp ích được cho các bạn. Nếu cần tư vấn thêm về sản phẩm hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0973 868 198 nhé, chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ bạn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét